T6, 06 / 2019 3:16 chiều | huongblue

Bạn đang có dự định thành lập công ty tại Nông Cống – Thanh Hóa nhưng đang thắc mắc về thủ tục trước và sau khi thành lập doanh nghiệp. Công ty tư vấn Blue sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc đó. Dưới đây, chúng tôi xin gửi bạn chi tiết các thủ tục trước và sau khi thành lập doanh nghiệp tại Nông Cống.

Các thủ tục phải tiến hành sau khi đăng ký doanh nghiệp

Ngay sau khi doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trên Hệ thống dữ liệu của Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia đã ghi nhận tình trạng doanh nghiệp đang hoạt động và Cơ quan thuế địa phương quản lý cũng đã cập nhật tình trạng doanh nghiệp . Bên cạnh đó, một trong những yêu cầu bắt buộc khi doanh nghiệp ký hợp đồng với đối tác là phải sử dụng con dấu của doanh nghiệp, hay khi tiến hành việc mua, bán phải xuất hóa đơn cho khách hàng , . . . Chính vì thế nếu doanh nghiệp không kịp thời triển khai những công việc tiếp theo ( như khắc con dấu , đăng ký thuế , làm thủ tục mua hóa đơn . . . ) thì sẽ dẫn đến những tình trạng bị Cơ quan thuế ghi nhận việc trễ tờ khai thuế, phạt chậm nộp, hoặc doanh nghiệp không thể tiến hành các hoạt động ký kết hợp đồng , thực hiện hợp đồng , . . . một cách suôn sẻ được.

Vì vậy , doanh nghiệp cần lưu ý những công việc sau phải thực hiện ngay khi đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:

Thủ tục đăng ký con dấu

Luật doanh nghiệp năm 2014 đã bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/ 7/ 2015 , đưa nhiều quy định mới đi vào thực tiễn , trong đó có quy định về quản lý và sử dụng con dấu doanh nghiệp – một trong những vấn đề có tính cải cách mạnh mẽ nhất của văn bản luật này. Hiện nay, vấn đề liên quan đến con dấu doanh nghiệp được pháp luật quy định tại Luật doanh nghiệp năm 2014 và Nghị định số 78 / 2015 / NĐ – CP theo đó : Về hình thức , nội dung , số lượng con dấu Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức , nội dung số lượng con dấu của của doanh nghiệp , chi nhánh , văn phòng đại diện . Doanh nghiệp có thể có nhiều con dấu với hình thức và nội dung như nhau .

Nội dung Con dấu phải thể hiện được các thông tin :

  1. tên doanh nghiệp
  2. mã số doanh nghiệp

Về cơ chế quản lý nhà nước đối với Con đấu doanh nghiệp

Cơ chế quản lý nhà nước đối với Con dấu doanh nghiệp thay đổi theo hướng Cởi mở, tạo thuận lợi hơn cho doanh nghiệp. Trước khi sử dụng thay đổi, hủy mẫu con dấu, thay đổi số lượng Con dấu của doanh nghiệp, nhánh , văn phòng đại diện , doanh nghiệp gửi thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện đặt trụ sở để đăng tải thông báo về mẫu con dâu trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp .

Nội dung thông báo bao gồm:

  1. Tên doanh nghiệp;
  2. Mã số doanh nghiệp;
  3. Địa chỉ trụ sở của doanh nghiệp hoặc chi nhánh hoặc văn phòng đại diện;
  4. Số lượng con dấu;
  5. Mẫu con dấu;
  6. Thời điểm có hiệu lực của mẫu con dấu.

Khi nhận thông báo mẫu con dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, Phòng Đăng ký kinh doanh trao giấy biên nhận cho doanh nghiệp, thực hiện đăng tải mẫu Con dâu trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

Về thời điểm có hiệu lực của con dấu doanh nghiệp

Pháp luật hiện nay không quy định cụ thể về thời điểm có hiệu lực của con dấu . Như vậy có thể hiểu , thời điểm có hiệu lực là do doanh nghiệp tự quyết định với điều kiện trước khi sử dụng, doanh nghiệp phải gửi thông báo màu dau cho cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng Thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp .

Nộp thuế môn bài

Doanh nghiệp mới thành lập cần làm thủ tục khai và nộp thuế môn bài . Thời hạn khai thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh , Hồ Sơ khai thuế, giá trị phải nộp thuế môn bài được thực hiện theo quy định doanh của pháp luật về thuế

Đăng ký hồ sơ nộp thuế Sau khi thành lập

Sau khi thành lập, doanh nghiệp phải đăng ký hồ sơ kê khai thuế ban đầu tại cơ quan thuế theo quy định của pháp luật về thuế . Hồ sơ đăng ký thuế thường gồm các loại giấy tờ sau:

  1. Giấy phép kinh doanh
  2. Tờ khai thuế môn bài
  3. Quyết định bổ nhiệm giám đốc hoặc thông báo chức danh điều giám đốc
  4. Quyết định kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán
  5. Đăng ký hình thức kế toán
  6. Đăng ký phương pháp khấu hao
  7. Đăng ký áp dụng phương pháp tính thuế
  8. Đăng ký đặt in hóa đơn giá trị gia tăng
  9. Đăng ký tài khoản ngân hàng

Đặt in hóa đơn

Việc đặt in hóa đơn giá trị gia tăng lần đầu được thực hiện theo pháp luật về thuế . Trước khi đặt in hóa đơn lần đầu , doanh nghiệp phải gửi Đơn đề nghị sử dụng hóa đơn đặt in đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp . Trong thời hạn hai ngày kể từ khi nhận được đơn đề nghị của doanh nghiệp , cơ quan quản lý thuế trực tiếp sẽ có thông báo về việc sử dụng hóa đơn đặt in . Nếu sau hai ngày làm việc cơ quan quản lý thuế trực tiếp không có ý kiến bằng văn bản thì doanh nghiệp được sử dụng hóa đơn đặt in. Thủ trưởng cơ quan thuế phải chịu trách nhiệm về việc không có ý kiến bằng văn bản trả lời doanh nghiệp.

 Lưu ý:

  1. Những việc khác cũng cần được thực hiện sau khi thành lập doanh nghiệp gồm có: treo biển tại trụ sở công ty, đăng ký lao động và bảo hiểm lao động (nếu có), lập sổ sách kế toán…
  2. Cần thực hiện các nghĩa vụ về thuế trong thời hạn pháp luật quy định, nếu bị chậm trễ, doanh nghiệp sẽ phải chịu xử phạt tiền từ Cơ quan thuế.

trên đây là các thủ tục phải tiến hành sau khi đăng ký doanh nghiệp tại Nông Cống-Thanh Hóa, mà Công ty tư vấn Blue tổng hợp đuược. Nếu bạn có thắc mắc gì vui lòng liên hệ địa chỉ dưới đây để được tư vấn miễn phí

  • CÔNG TY TNHH TƯ VẤN DOANH NGHIỆP BLUE
  • Địa chỉ: PA2-409 Chung cư C5, Đại Lộ Võ Nguyên Giáp, phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hóa
  • Số điện thoại: 0973185258
  • Email: Luatsuthanhhoa36@gmail.com

 

 

Bài viết cùng chuyên mục