T7, 06 / 2019 6:57 chiều | huongblue

Mỗi kiểu dáng công nghiệp mới được ra đời là kết quả của sự sáng tạo và là tài sản hết sức có giá trị nhưng đôi khi doanh nghiệp, chủ sở hữu lại bỏ qua bước đăng ký xác lập quyền sở hữu đối với tài sản hết sức quý giá này. Kinh nghiệm thực tế mà chúng tôi làm việc cho thấy, Chủ sở hữu thường sử dụng kiểu dáng công nghiệp rồi mới tìm hiểu về thủ tục đăng ký. Trong trường hợp này, Chủ sở hữu vô tình làm mất đi tính mới của Kiểu dáng công nghiệp, từ đó dẫn đến không thể đăng ký được hoặc gây khó khăn trong quá trình đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Với mong muốn hỗ trợ doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu thực hiện thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp cũng như tìm hiểu tổng thể các điều kiện, cách thức đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại tại huyện Nông Cống tỉnh Thanh Hóa, Công ty tư vấn Blue xin hướng dẫn chi tiết điều kiện, thủ tục như sau:

Điều kiện đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

  1. Kiểu dáng công nghiệp phải có tính mới: tính mởi ở đây chính là tính mới so với thế giới và tính mới so với chính nó. Do vậy, trong trường hợp bạn đã công bố công khai kiểu dáng công nghiệp ra thị trường sau đó mới tiến hành đăng ký kiểu dáng công nghiệp sẽ bị từ chối do mất tính mới bởi chính nó
  2. Khả năng áp dụng công nghiệp: có thể hiểu khả năng áp dụng công nghiệp chính là khả năng ứng dụng một cách rộng rãi của kiểu dáng công nghiệp và sản xuất,có khả năng sản xuất công nghiệp, hàng loạt

Các loại kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ tại Việt Nam

Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện qua hình khối, đường nét hoặc kết hợp các yếu tố này.

Kiểu dáng công nghiệp là nhãn hàng hóa, bộ nhãn hàng hóa của sản phẩm bao gồm các yếu tố hình khối, đường nét được thể hiện hoặc kết hợp trên nhãn của sản phẩm

Các đối tượng không được bảo hộ kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam

Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, một số đối tượng không được bảo hộ với tư cách là kiểu dáng công nghiệp như:

  1. Hình dáng bên ngoài được quyết định hoàn toàn bởi chức năng của sản phẩm, hình dáng bên ngoài của các công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp;
  2. Hình dáng của sản phẩm không nhìn thấy được trong quá trình sử dụng sản phẩm.

Điều kiện được bảo hộ kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam

Kiểu dáng công nghiệp chỉ được xác lập quyền trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của Cục Sở hữu trí tuệ. Người muốn được hưởng độc quyền đối với kiểu dáng công nghiệp phải trực tiếp nộp đơn cấp văn bằng bảo hộ tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam hoặc cho đơn vị dịch vụ như Công ty tư vấn Blue để thực hiện các công việc có liên quan.

Thủ tục tra cứu khả năng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp trước khi đăng ký:

Để đánh giá khả năng đăng ký thành công kiểu dáng công nghiệp tại huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa, cũng như tiết kiệm chi phí và thời gian của chủ đơn, Công ty tư vấn Blue đề nghị Quý Công ty nên tiến hành việc tra cứu kiểu dáng công nghiệp để đánh giá khả năng bảo hộ trước khi tiến hành nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp.

Ưu điểm của thủ tục này chính là: Đánh giá chính xác khoảng 80% khả năng bảo hộ của kiểu dáng công nghiệp trước khi tiến hành việc nộp đơn. Điều này giúp Quý Công ty cũng như Công ty luật Việt An có thể ước lượng được khả năng đăng ký thành công của kiểu dáng công nghiệp trước khi nộp đơn đăng ký. Trong trường hợp khả năng thành công không cao, chúng tôi sẽ cung cấp cho Qúy Công ty dịch vụ tư vấn để nâng cao khả năng dăng ký thành công.

Hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp được làm theo mẫu của Cục Sở hữu trí tuệ ban hành. Vui lòng liên hệ trực tiếp Công ty tư vấn Blue để được cung cấp mẫu tờ khai theo quy định, gồm 03 loại giấy tờ sau:

  1. Giấy uỷ quyền;
  2. Bộ ảnh chụp hoặc bộ ảnh vẽ kiểu dáng công nghiệp thể hiện được đầy đủ các góc nhìn của đối tượng cần đăng ký bảo hộ của kiểu dáng công nghiệp;
  3. Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp.

Trong trường hợp trên kiểu dáng có chứa các dấu hiệu nhãn hiệu: người nộp đơn cần nộp tài liệu xác nhận quyền sở hữu nhãn hiệu. Cụ thể: Tài liệu xác nhận quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu hợp pháp, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền nộp đơn của người khác (Giấy chứng nhận quyền thừa kế; Giấy chứng nhận hoặc Thoả thuận chuyển giao quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu; Hợp đồng giao việc hoặc Hợp đồng lao động).

Trường hợp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp xin hưởng quyền ưu tiên cần cung cấp thêm bản sao đơn đầu tiên hoặc tài liệu chứng nhận trưng bày tại triển lãm, nếu trong đơn có yêu cầu được hưởng quyền ưu tiên theo Điều ước quốc tế. Quyền ưu tiên chỉ áp dụng cho đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp của tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam;

Tại thời điểm nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp chủ đơn chưa có đủ hồ sơ gốc, để lấy ngày ưu tiên sớm chủ đơn có thể nộp sau các giấy tờ gốc theo thời hạn như sau:

  1. Giấy uỷ quyền bản gốc có thể nộp sau trong vòng 01 tháng kể từ ngày nộp đơn, kèm theo bản phô tô giấy uỷ quyền.
  2. Các loại giấy tờ có liên quan như: Bản tiếng Việt của bản mô tả kiểu dáng công nghiệp, nếu trong đơn đã có bản tiếng Anh/Pháp/Nga của tài liệu đó; Chứng từ nộp phí nộp đơn và phí công bố đơn.

Thời hạn, thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Thời hạn thẩm định hình thức: 01 tháng kể từ ngày nộp đơn.

Cục Sở hữu trí tuệ sẽ xem xét đơn có đủ điều kiện về hình thức, ảnh, chủ sở hữu đơn, quyền nộp đơn, phân loại.

  1. Trường hợp đơn đăng ký của doanh nghiệp đáp ứng điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ và cho đăng công bố đơn.
  2. Trường hợp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp của doanh nghiệp không đáp ứng điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra Thông báo không chấp nhận đơn và đề nghị doanh nghiệp sửa đổi. Doanh nghiệp tiến hành sửa đổi theo yêu cầu và nộp công văn sửa đổi cho Cục sở hữu trí tuệ.

Thời hạn công bố đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp: 02 tháng kể từ ngày có Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ.

Nội dung công bố đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp bao gồm: Thông tin liên quan đến đơn hợp lệ ghi trong thông báo chấp nhận đơn hợp lệ, ảnh và phân loại kiểu dáng công nghiệp.

Thời hạn thẩm định nội dung: 09 -12 tháng kể từ ngày công bố đơn.

Cục Sở hữu trí tuệ xem xét các điều kiện đăng ký kiểu dáng công nghiệp từ đó đánh giá khả năng cấp văn bằng cho kiểu dáng công nghiệp cho chủ đơn đăng ký.

  1. Trường hợp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp đáp ứng đủ điều kiện thì Cục Sở hữu trí tuệ ra Thông báo dự định cấp văn bằng cho kiểu dáng công nghiệp đã đăng ký.
  2. Trường hợp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp không đáp ứng đủ điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ ra Thông báo không cấp văn bằng cho kiểu dáng công nghiệp mà doanh nghiệp đăng ký. Trong trường hợp này, chủ đơn có thể xem xét và gửi công văn trả lời, khiếu nại quyết định của Cục Sở hữu, đồng thời đưa ra các căn cứ để cấp văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp cho kiểu dáng công nghiệp của doanh nghiệp.

Thời hạn cấp văn bằng: 02-03 tháng kể từ ngày nộp lệ phí cấp văn bằng.

Sau khi có quyết định cấp văn bằng, chủ đơn hoặc đại diện của chủ đơn Trong nộp lệ phí vấp văn bằng và nhận giấy chứng nhận đăng ký kiểu dáng công nghiệp.

Thời hạn bảo hộ kiểu dáng công nghiệp: Tại Việt Nam kiểu dáng công nghiệp đươc bảo hộ trong vòng 05 năm kể từ ngày nộp đơn. Và được gia hạn tối đa 02 lần. Theo đó tối đa một kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ sẽ được độc quyền trong vòng 15 năm (nếu gia hạn liên tiếp khi hết hạn). Sau đó kiểu dáng công nghiệp sẽ hết độc quyền và người khác có quyền sử dụng không cần sự đồng ý của chủ sở hữu.

Trên đây là thông tin mà Công ty tư vấn Blue tổng hợp được, hy vọng sẽ giúp ích cho quý vị, mọi thắc mắc về đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại huyện Nông Cống tỉnh Thanh Hóa, quý vị vui lòng liên hê với chúng tôi để được tư vấn miễn phí:

 

 

Bài viết cùng chuyên mục